Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Tỷ lệ nợ xấu từ các ngân hàng


Habubank - Theo số liệu báo cáo của UBND TP HCM, tính đến cuối tháng 3, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn khoảng 36.924 tỷ đồng, chiếm 4,9%, so với cuối năm 2011 là 4,3%. Số lượng doanh nghiệp đang vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố là hơn 23.000 đơn vị, với tổng dư nợ xấu đạt trên 424.000 tỷ đồng.


Trong số đó có trên 1.400 đơn vị phát sinh nợ xấu, với tỷ lệ 5,8% tổng dư nợ, tập trung cao nhất là lĩnh vực bất động sản, xây dựng (4.000 tỷ đồng).

Một chuyên gia là thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, trước đây nhiều nhà băng quá chú tâm vào việc cho vay bất động sản vì nghĩ đây là "mảnh đất béo bở". Song thời điểm này, vốn cho lĩnh vực bất động sản bị siết chặt, bong bóng bất động sản vỡ. Nhiều dự án đóng băng khiến các doanh nghiệp địa ốc điêu đứng... Điều này khiến cho tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng (bank) tăng cao.

Theo lãnh đạo thành phố, việc gia tăng nợ xấu đã tác động trực tiếp đến tình hình tài chính, thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến quá trình mở rộng tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế nói chung.

Do đó, trong quý một vừa qua, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố chỉ đạt gần 768.000 tỷ đồng, tăng 0,43%. Trong đó, dư nợ bằng ngoại tệ hơn 207.000 tỷ đồng, tăng 0,14% so với cuối năm 2011, dư nợ bằng tiền đồng là 560.000 tỷ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm ngoái.

Riêng tổng huy động vốn trên địa bàn TP HCM đạt hơn 900.000 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2011. Trong đó, vốn huy động bằng ngoại tệ khoảng 210.000 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cuối năm ngoái, còn huy động tiền đồng đạt gần 689.000 tỷ đồng, tăng 0,65% so với 2011.


Lãnh đạo thành phố cho rằng, hiện nay trần lãi suất huy động đã về 12% mỗi năm, lãi suất cho vay cũng có sự điều chỉnh nhưng vẫn ở mức cao khiến khả năng tiếp cận về vốn của doanh nghiệp hạn chế. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 17,3-20,7% mỗi năm; trung dài hạn là 18,30-21,8% một năm. Riêng lãi áp cho doanh nghiệp xuất khẩu và nông nghiệp, nông thôn thấp hơn 0,5-1,5%.

Để giảm nhanh lãi suất tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay sản xuất kinh doanh, lãnh đạo TP HCM kiến nghị Ngân hàng Nhà nước thanh kiểm tra lãi suất của các tổ chức tín dụng để thực hiện việc tuân thủ trần 12%. Đồng thời chỉ đạo cụ thể nhằm giảm lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuống 14-15%.

Ngoài ra, lãnh đạo TP HCM cũng cho rằng, Chính phủ nên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu và hạn chế rủi ro trong hệ thống ngân hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét