Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

SHB bơm vốn cho Habubank

Ngay thời điểm này, khi khó khăn thanh khoản của Habubank đặt ra, SHB đã bơm vốn vào để đảm bảo khả năng chi trả và việc Habubank nợ xấu như báo chí đưa tin sẽ được chấm dứt, không còn nợ xấu . Thêm vào đó, nguồn vốn bơm vào theo lãnh đạo SHB là còn giúp Habubank ở một số điểm tạo sự cân bằng trong kinh doanh.

 

Thứ nhất, nguồn vốn đó là lãi suất thấp, giúp Habubank hạ lãi suất huy động vốn bình quân, vốn khá cao trong thời gian qua, xuống thấp. “Hiện tại nguồn vốn của SHB là rất dồi dào, đủ nguồn lãi suất thấp để hỗ trợ Habubank”, ông Hiển khẳng định.

Ngoài giảm tải về chi phí, nguồn vốn trên còn giúp Habubank bảo đảm tốt hơn lợi ích của khác hàng. Đầu vào thấp đi, họ có điều kiện để hạ lãi suất đầu ra, chia sẻ với khách hàng của mình, hay nói đúng hơn là giữ lại khách hàng của mình.

Sau khi sáp nhập, việc đầu tiên là SHB sẽ giữ các khách hàng tốt của Habubank bằng cách cấu trúc lại kỳ hạn trả nợ, cấu trúc lại lãi suất theo hướng tốt hơn (do lãi suất đầu và bình quân giảm xuống). Lãnh đạo SHB nói rằng, công việc này được làm ngay, không chỉ giữ chân khách hàng tốt mà là phát triển điểm mạnh của Habubank.

Liên quan đến công việc dự kiến sau sáp nhập, thông điệp mà hai bên đưa ra là “không phải là trộn lại với nhau”. Cơ chế hoạt động của Habubank vẫn duy trì, không trộn các phòng ban hai bên vào, tiếp tục thúc đẩy các điểm mạnh của Habubank về sản phẩm, khách hàng, nhân sự…

Ông Hiển nói rằng: “Nếu trộn vào nhau thì có thể dẫn đến xung đột về văn hóa và triệt tiêu mất những thế mạnh của Habubank. Habubank là ngân hàng có bề dày hơn 20 năm trên thị trường rồi, có những điểm mạnh mà không dễ gây dựng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay”.--> Nợ xấu Habubank được khép lại

Còn những điểm yếu của Habubank thì hai bên sẽ phối hợp điều chỉnh dần.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Không còn lo nợ xấu Habubank mãi bền vững

Thừa nhận một số điểm yếu, Habubank kỳ vọng việc sáp nhập với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ giúp hai ngân hàng hỗ trợ lẫn nhau để hình thành một định chế tài chính vững mạnh.

Điểm mạnh của Habubank được thông tin ngắn gọn: có hệ thống quy trình, quy chế hoạt động tương đối hoàn thiện và có đội ngũ quản lý nòng cốt có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; có hệ thống gọn nhẹ, linh hoạt nên dễ dàng trong việc tái cấu trúc hoạt động.


Đánh giá về đối tác, Habubank cho rằng, SHB cũng tồn tại một số điểm yếu, như quy mô hoạt động ở mức trung bình và chưa có bề dày hoạt động; cơ cấu quản trị doanh nghiệp chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng; cơ cấu bảng cân đối kế toán vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng; chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng…

Tuy nhiên, SHB cũng có nhiều thế mạnh, trong đó nổi bật như: có nền tảng mạnh mẽ có thể hỗ trợ cho sự phát triển bền vững; có định hướng phát triển rõ ràng qua từng giai đoạn phù hợp với năng lực ngân hàng; có mạng lưới rộng khắp; đội ngũ lãnh đạo có năng lực và cam kết lâu dài vì sự phát triển bền vững của ngân hàng và đặc biệt là nhận diện thương hiệu tốt.


Nếu được cổ đông thông qua việc sáp nhập, Habubank kỳ vọng sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỉ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỉ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng, 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng.

Dự kiến, các chủ sở hữu cổ phiếu của Habubank sau khi sáp nhập vào SHB sẽ được hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1 cổ phần Habubank bằng 0,75 cổ phần SHB. Sau khi sáp nhập, nhân sự cấp cao của ngân hàng mới sẽ được rút gọn, còn bảy thành viên HĐQT (hiện mỗi ngân hàng có sáu thành viên HĐQT)... Riêng cán bộ công nhân viên vẫn được giữ nguyên.

Phương án trình đại hội cổ đông cũng nêu rõ, ngân hàng sáp nhập sẽ phải xây dựng và triển khai một kế hoạch hành động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các bên. SHB sau sáp nhập vẫn giữ nguyên vốn điều lệ 8.866 tỉ đồng (của hai ngân hàng gộp lại), song đặt kế hoạch tăng tổng tài sản lên gần 150.000 tỉ đồng trong năm tới (hiện hơn 123.000 tỉ đồng) và tiếp tục đạt hơn 180.000 tỉ đồng trong năm 2014. Tỷ lệ an toàn vốn từ 13,22% hiện tại xuống còn lần lượt 10,44% và 10,78% trong hai năm kế tiếp. Nguồn vốn huy động hiện hơn 84.000 tỉ đồng dự kiến tăng lên hơn 104.000 tỉ đồng và hơn 130.000 tỉ đồng. Dư nợ cho vay hiện trên 51.000 tỉ đồng sẽ tăng lần lượt là hơn 63.000 tỉ đồng và hơn 78.000 tỉ đồng. Nợ xấu giảm từ mức 3,2% hiện nay xuống còn 2,4% trong hai năm 2013 và 2014…

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Phát huy lợi thế của Hububank

Vấn đề nợ xấu đang ngày càng tăng ở nhiều ngân hàng. Mà gần nhất là vụ Habubank mà nhiều báo chí đã đăng tải trong hơn 1 tháng qua, thì gần đây SHB đã bơm vốn vào để đảm bảo khả năng chi trả giúp Habubank dọn sạch không còn nợ xấu. Thêm vào đó, nguồn vốn bơm vào theo lãnh đạo SHB là còn giúp Habubank ở một số điểm tạo sự cân bằng trong kinh doanh.

Thứ nhất, nguồn vốn đó là lãi suất thấp, giúp Habubank hạ lãi suất huy động vốn bình quân, vốn khá cao trong thời gian qua, xuống thấp. “Hiện tại nguồn vốn của SHB là rất dồi dào, đủ nguồn lãi suất thấp để hỗ trợ Habubank”, ông Hiển khẳng định.

Ngoài giảm tải về chi phí, nguồn vốn trên còn giúp Habubank bảo đảm tốt hơn lợi ích của khác hàng. Đầu vào thấp đi, họ có điều kiện để hạ lãi suất đầu ra, chia sẻ với khách hàng của mình, hay nói đúng hơn là giữ lại khách hàng của mình.


Sau khi sáp nhập, việc đầu tiên là SHB sẽ giữ các khách hàng tốt của Habubank bằng cách cấu trúc lại kỳ hạn trả nợ, cấu trúc lại lãi suất theo hướng tốt hơn (do lãi suất đầu và bình quân giảm xuống). Lãnh đạo SHB nói rằng, công việc này được làm ngay, không chỉ giữ chân khách hàng tốt mà là phát triển điểm mạnh của Habubank.

Liên quan đến công việc dự kiến sau sáp nhập, thông điệp mà hai bên đưa ra là “không phải là trộn lại với nhau”. Cơ chế hoạt động của Habubank vẫn duy trì, không trộn các phòng ban hai bên vào, tiếp tục thúc đẩy các điểm mạnh của Habubank về sản phẩm, khách hàng, nhân sự…

Ông Hiển nói rằng: “Nếu trộn vào nhau thì có thể dẫn đến xung đột về văn hóa và triệt tiêu mất những thế mạnh của Habubank. Habubank là ngân hàng có bề dày hơn 20 năm trên thị trường rồi, có những điểm mạnh mà không dễ gây dựng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay”.

Còn những điểm yếu của Habubank thì hai bên sẽ phối hợp điều chỉnh dần.

Các tin liên quan
>> Nợ xấu không còn - Habubank và SHB chung tay phát triển
>> Habubank vượt qua khó khăn về nợ xấu
>> Sáp nhập mang lại nhiều lợi ích

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Habubank không còn nợ xấu

Habubank không còn nợ xấu nữa. Sau nhiều lần “cân đo đong đếm” thì đến cuối cùng các cổ đông Habubank cũng đưa ra quyết định cuối cùng là tán thành phương án sáp nhập vào SHB với tỉ lệ đồng ý trên 85%.

Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank xoá nợ xấu. Hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.

Nếu thành công, thì trường hợp của Habubank và SHB sẽ trở thành một mô hình mẫu cho việc sáp nhập những ngân hàng niêm yết về sau ở Việt Nam.

NH mới sau khi Habubank và SHB "về một nhà" sẽ có tên là NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có vốn điều lệ lên tới gần 9.000 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng với hơn 500.000 khách hàng và 5.000 nhân viên...

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Habubank hết nợ xấu


Hợp nhất là để phát huy thế mạnh lẫn nhau của các ngân hàng, đồng thời tiết giảm chi phí nhằm tạo ra một ngân hàng mới mạnh hơn”.

Mặc dù đã gặp không ít sóng gió, nhưng sau khi sáp nhập mọi khó khăn của habubank sẽ được giải quyết.

Sáp nhập với ngân hàng khác được cho là tốt hơn. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về phương án và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của Habubank với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan.

Song, tại sao lại chọn SHB và năng lực tài chính của nhà băng này đến đâu lại là câu hỏi được nhiều cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một nhà băng có tài chính thực sự khỏe mới có thể gánh vác được Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Bên cạnh dấu hỏi về năng lực tài chính của SHB, có ý kiến còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một nhà băng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.

Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Xử lý tài sản đảm bảo, nợ xấu còn nhiều gian nan

Habubank - Trên thực tế ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có tài sản đảm bảo nhưng việc xử lý nó để thu hồi nợ là hết sức khó khăn. Loại trừ một số ít tài sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu, các tài sản đầy đủ giấy tờ sở hữu cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xử lý. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý. Ví dụ, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT -NHNN-BTP- BTC-TCĐC giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 quy định tổ chức tín dụng không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Theo khoản 3, Mục III của Thông tư này, nếu không đạt được sự thoả thuận của các bên thì tổ chức tín dụng phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra toà. Trong khi đó, Nghị định số 178 lại cho phép tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản đảm bảo nếu không đạt được sự thoả thuận của các bên. Việc này làm phát sinh những khó khăn trong thực tế như sau:

+ Trong các điều khoản của Hợp đồng đảm bảo, ngân hàng luôn ràng buộc điều kiện “Khi khách hàng vi phạm các điều khoản của Hợp đồng tín dụng thì ngân hàng được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ”. Trên thực tế, nếu không đạt được sự thoả thuận với khách hàng hoặc khách hàng không hợp tác, cố tình chây kỳ để kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng chỉ còn cách chuyển hồ sơ khởi kiện.

+ Luật pháp và các công cụ thực thi pháp luật chưa thực sự nghiêm minh, chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can thiệp của Toà án. Do đó, dù có phán quyết của Toà, ngân hàng vẫn còn gặp trở ngại vì khâu thi hành án còn chậm. Tiếp đến là sự phối hợp không đồng bộ giữa cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu giá... Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành một vụ mất ít nhất 2 năm, trung bình mất 8-9 năm.

+ Một khó khăn khác mà ngân hàng thường gặp phải là khi tài sản của doanh nghiệp là các máy móc thiết bị chuyên dùng có giá trị cao thì rất khó thanh lý. Khi bán được thì phải ưu tiên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu vì hầu hết các thiết bị này đều được miễn thuế nhập khẩu vì thường được coi là tài sản cố định khi thành lập công ty.

>> Nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh do đâu?
 
Để hỗ trợ các Ngân hàng thương mại nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn hướng dẫn việc bán nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại nhà nước cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Đây là một bước xây dựng thị trường mua bán nợ, hướng đi quan trọng để xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn. Trong tay DATC không có những cơ chế riêng làm công cụ xử lý nợ. DATC cũng chưa có đủ năng lực tài chính để thực hiện mua bán nợ. Và không phải khoản nợ nào cũng dễ mua hoặc bán được. Với tâm lý sợ trách nhiệm, sợ mất quyền lợi, các doanh nghiệp nhà nước lại chọn phương cách treo nợ hơn là bán đấu giá thấp cho DATC.

ở Việt Nam hiện nay, yêu cầu đặt ra cho DATC là phải hoạt động vừa nhằm lành mạnh hoá tài chính thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vừa theo cơ chế hạch toán kinh doanh. Do đó để bảo toàn vốn, DATC phải cân nhắc lựa chọn những khoản nợ ít gặp rủi ro mất vốn. Do đó điều này đã làm chậm lại quá trình xử lý nợ cũng như số lượng các khoản xử lý được. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc xử lý nợ tồn đọng thường gắn liền và phục vụ một chính sách kinh tế cụ thể tuỳ theo bối cảnh riêng từng quốc gia chứ không đơn thuần chỉ nhằm xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy mà các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia,... không đặt vấn đề bảo toàn vốn và có lợi nhuận làm nguyên tắc hoạt động chính cho tổ chức xử lý nợ. Thay vào đó họ chỉ yêu cầu các tổ chức xử lý nợ phải tối đa hoá giá trị thu hồi để giảm thiểu gánh nặng ngân sách mà Chính phủ phải bỏ ra để hỗ trợ cho chương trình xử lý nợ tồn đọng.

Mặt khác ở Việt Nam, mối quan hệ mua bán nợ giữa DATC với các tổ chức tín dụng, giữa DATC với tổ chức kinh tế và cá nhân hiện chưa được điều chỉnh, hầu hết thiếu quy định pháp lý, thậm chí chồng chéo và mâu thuẫn. Các quy định áp dụng cho DATC hầu như không tạo quyền ưu tiên đặc biệt trong việc tiếp cận và khai thác thông tin đánh giá khoản nợ nên đã gây ra không ít khó khăn trong việc mua và xử lý nợ. Chính vì thế mà DATC xử lý nợ mang nặng tính thủ tục, chưa có “hơi thở” thị trường. Trong quá trình xử lý nợ, có trường hợp ngân hàng đã mời DATC cùng giải quyết một món nợ, sau khi xem xong, DATC yêu cầu làm một công văn đề nghị bán nợ. Do chưa có hệ thống thẩm định nợ xấu nên sau đó, chi nhánh nhận được giá chào mua rất thấp chỉ khoảng 20% giá món nợ đó và ngân hàng lại rất băn khoăn không biết sẽ bán nợ cho DATC theo tỷ lệ nào.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Habubank - Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế Việt Nam


Habubank - Vấn đề chính của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là hiệu quả sử dụng vốn. Sang năm 2012 vấn đề không chỉ là sử dụng vốn, mà còn là tìm nguồn vốn bởi tiền từ kênh ngân hàng sẽ thu hẹp khi tổng phương tiện thanh toán cũng như tăng trưởng tín dụng được hạn chế ở mức thấp năm thứ hai liên tiếp.

Có hai chi tiết khiến giới tài chính phải quan tâm từ Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2012 diễn ra tuần trước. Thứ nhất là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến 15-17%, tổng phương tiện thanh toán tăng 14-16%. Những con số này chỉ nhỉnh hơn không đáng kể so với kết quả thực hiện năm 2011.

Trước đó giới doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty bất động sản, chứng khoán đã hy vọng chính sách thặt chặt tiền tệ có thể được nới lỏng vào năm sau theo đà chững lại của lạm phát. Nay thì những con số trên đã chỉ ra rằng tiền tệ sẽ vẫn chưa được nới. Nếu có nới sẽ chỉ là cung ứng thêm vốn cho nông nghiệp – nông thôn; xuất khẩu. Thậm chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình còn đề cập đến khả năng tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán có thể xoay quanh 15%/năm trong vòng 3-5 năm tới.

Doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực phi sản xuất, đã quen với sự cung ứng vốn ở mức rất cao trong nhiều năm. Trong năm năm qua tăng trưởng tín dụng bình quân 33%/năm, trong 10 năm cũng lên tới 29,4%/năm. Căn bệnh lạm phát tái diễn qua các năm mang đậm dấu ấn của cung tiền mạnh. Năm 2011 đánh dấu sự thay đổi hẳn của mức độ cung tiền. Nói một cách khác, một thời kỳ mới đã đến với kinh doanh tiền tệ và tất cả các chủ thể của nền kinh tế phải chuyển mình để ứng phó với sự thay đổi đó.

Khi nhu cầu vốn của nền kinh tế vẫn tăng, mà tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại, doanh nghiệp sẽ phải tìm các nguồn khác thay thế. Vốn chảy vào ngân hàng chắc chắn sẽ giảm. Tín hiệu giảm đã được phát ra từ nhiều tháng nay. NHNN cho biết đến cuối tháng 10-2011 tổng vốn huy động của cả hệ thống tăng 8,4% so với cuối năm 2010, bình quân 0,84%/tháng, chỉ bằng hơn một phần tư của mức 3,1%/tháng năm trước đó.

Mọi thành phần kinh tế đã và đang sử dụng nhiều hơn vốn khả dụng mà họ có thay vì gửi chúng vào tài khoản ngân hàng. Nhìn từ đây, cạnh tranh huy động vốn tiếp tục là phần cạnh tranh quyết liệt nhất giữa các tổ chức tín dụng năm 2012. Đây là chi tiết thứ hai được thấu hiểu qua hội nghị mà không ngân hàng nào hồ hởi.

Trong điều kiện trần lãi suất tiền gửi cào bằng như nhau ở mọi khu vực, mọi ngân hàng, các ngân hàng lớn đang có lợi. Tuy nhiên, biện pháp hành chính này không thể kéo dài mãi, cơ chế lãi suất thỏa thuận hay chính xác hơn là cơ chế lãi suất thị trường, trước sau cũng sẽ phải được áp dụng trở lại. Một mặt bằng lãi suất cao sẽ được tự động duy trì theo quy luật cung cầu. Tiền tệ cũng là một thứ hàng hóa và lãi suất là giá mua bán. Nhu cầu cao tất yếu giá phải tăng và giá đứng ở mức cao cho đến khi nguồn cung được cải thiện, tức tổng phương tiện thanh toán điều chỉnh tăng mạnh.

Sức ép huy động vốn sẽ nặng thêm ở những ngân hàng yếu kém, những ngân hàng đã “trót” cho vay nhiều những năm trước và năm nay, những ngân hàng không thu hồi được nợ quá hạn. Điều này có thể nhìn thấy rõ trên thị trường. Khác với những tháng 12 trước đây, bây giờ càng cuối năm, ngân hàng càng tích cực đòi nợ và đòi bằng được.


Những khoản ủy thác đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp trong lĩnh vực phi sản xuất được xử lý dứt điểm không chút ái ngại, bất chấp tình trạng khốn đốn của doanh nghiệp. Sự phá sản hoặc chực chờ giải thể của không ít công ty bất động sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự lao dốc không phanh của giá chứng khoán minh chứng cho sự kiên quyết đòi nợ của ngân hàng.

Dẫu vậy, nợ xấu vẫn đang tăng. Thống kê của NHNN tại hội nghị cho thấy nợ xấu toàn hệ thống đã đạt tỷ lệ 3,39% tổng dư nợ, tương đương 85.300 tỉ đồng. Và đáng ngại là còn có những khoản nợ xấu chìm bởi một số ngân hàng chưa phân loại nợ theo đúng quy định của NHNN. Chưa kể sự cách biệt giữa các nhóm nợ (nhóm 4 và nhóm 5) được phân loại không quá xa nhau.

Thông qua báo cáo tài chính của các ngân hàng, dễ nhận ra năm nay trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng nào cũng tăng đáng kể. Các ngân hàng lớn trích hàng ngàn tỉ đồng. Việc trích lập chủ yếu để bù đắp các khoản nợ khó đòi và tương đối ít ngân hàng trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính. Hoạt động đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, đối tác, hợp tác đầu tư… khá phổ biến.

Hồi giữa năm NHNN đã có một đợt thanh tra, kiểm tra và khảo sát tỉ mỉ hoạt động ủy thác đầu tư của các ngân hàng. Tiếc rằng số liệu đã không được công khai và bức tranh ủy thác đầu tư – thực chất là một biến tướng của hoạt động tín dụng – vẫn mờ ảo. Đó là lý do giải thích vì sao NHNN công bố ước tăng trưởng tín dụng năm nay 12-13%, nhưng lại đi kèm rằng nếu tính cả các khoản cho vay mang tính tín dụng, con số phải là 15%.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Tỷ lệ nợ xấu từ các ngân hàng


Habubank - Theo số liệu báo cáo của UBND TP HCM, tính đến cuối tháng 3, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn khoảng 36.924 tỷ đồng, chiếm 4,9%, so với cuối năm 2011 là 4,3%. Số lượng doanh nghiệp đang vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố là hơn 23.000 đơn vị, với tổng dư nợ xấu đạt trên 424.000 tỷ đồng.


Trong số đó có trên 1.400 đơn vị phát sinh nợ xấu, với tỷ lệ 5,8% tổng dư nợ, tập trung cao nhất là lĩnh vực bất động sản, xây dựng (4.000 tỷ đồng).

Một chuyên gia là thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, trước đây nhiều nhà băng quá chú tâm vào việc cho vay bất động sản vì nghĩ đây là "mảnh đất béo bở". Song thời điểm này, vốn cho lĩnh vực bất động sản bị siết chặt, bong bóng bất động sản vỡ. Nhiều dự án đóng băng khiến các doanh nghiệp địa ốc điêu đứng... Điều này khiến cho tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng (bank) tăng cao.

Theo lãnh đạo thành phố, việc gia tăng nợ xấu đã tác động trực tiếp đến tình hình tài chính, thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến quá trình mở rộng tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế nói chung.

Do đó, trong quý một vừa qua, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố chỉ đạt gần 768.000 tỷ đồng, tăng 0,43%. Trong đó, dư nợ bằng ngoại tệ hơn 207.000 tỷ đồng, tăng 0,14% so với cuối năm 2011, dư nợ bằng tiền đồng là 560.000 tỷ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm ngoái.

Riêng tổng huy động vốn trên địa bàn TP HCM đạt hơn 900.000 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2011. Trong đó, vốn huy động bằng ngoại tệ khoảng 210.000 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cuối năm ngoái, còn huy động tiền đồng đạt gần 689.000 tỷ đồng, tăng 0,65% so với 2011.


Lãnh đạo thành phố cho rằng, hiện nay trần lãi suất huy động đã về 12% mỗi năm, lãi suất cho vay cũng có sự điều chỉnh nhưng vẫn ở mức cao khiến khả năng tiếp cận về vốn của doanh nghiệp hạn chế. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 17,3-20,7% mỗi năm; trung dài hạn là 18,30-21,8% một năm. Riêng lãi áp cho doanh nghiệp xuất khẩu và nông nghiệp, nông thôn thấp hơn 0,5-1,5%.

Để giảm nhanh lãi suất tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay sản xuất kinh doanh, lãnh đạo TP HCM kiến nghị Ngân hàng Nhà nước thanh kiểm tra lãi suất của các tổ chức tín dụng để thực hiện việc tuân thủ trần 12%. Đồng thời chỉ đạo cụ thể nhằm giảm lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuống 14-15%.

Ngoài ra, lãnh đạo TP HCM cũng cho rằng, Chính phủ nên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu và hạn chế rủi ro trong hệ thống ngân hàng.